Từ trước đến nay, đời sống tâm linh của người dân Việt Nam vẫn luôn cực kỳ phong phú. Với nhiều phong tục tập quán cực kỳ thú vị. Đó là những điều kiêng kỵ khi khai trương, động thổ… trong cuộc sống hàng ngày để mong vạn sự như ý, mọi điều đều tốt đẹp. Và những lưu ý khi chuyển nhà, nhập trạch cũng là một đề tài phong thủy được nhiều người quan tâm. “Có thờ có thiêng, có kiêng có lành” mọi người tin rằng có những điều kiêng kỵ cần tránh khi nhập trạch nếu không sẽ làm phật ý bề trên, tài vận tiêu tán.
Vậy thì những lưu ý khi chuyển nhà là gì? Chưa nhập trạch thì có được ngủ lại nhà mới không? Vì sao lại kiêng kỵ như vậy và làm thế nào cho đúng phong thủy? Hãy cùng Đồng phục Đại Phát giải đáp những câu hỏi trên nhé!
Mục lục
Những lưu ý khi chuyển nhà
Làm lễ nhập trạch
Việc đầu tiên khi chuyển về nhà mới chính là cần thực hiện nghi lễ nhập trạch. Điều quan trọng nhất chính là chọn ngày lành tháng tốt và thuận tiện cho gia chủ. Tuy nhiên việc chọn ngày hoàng đạo để chuyển nhà cũng cần có sự giúp đỡ từ người có kinh nghiệm và hiểu biết về phong thủy.
Ngày nhập trạch thường là ngày hợp với tuổi của gia chủ. Để khi chuyển sang nhà mới, gia đình được hòa thuận, yên vui, làm ăn phát tài phát lộc. Bên cạnh đó, việc chuyển nhà chỉ nên hoàn thành trong ngày. Tốt nhất là hoàn tất trước buổi chiều. Để tránh làm ảnh hưởng đến vận khí của gia chủ và các thành viên khác trong gia đình.
Xem thêm: Taxi tải Thành Hưng đơn vị chuyển nhà tốt nhất
Xông nhà tẩy uế mùi hôi
Việc thứ hai mà khi về nhà mới bạn không thể quên làm chính là xông nhà để xua đuổi vận xấu, chào đón điều tốt lành.
Nguyên liệu dùng để xông nhà xua đuổi vận xui khá đơn giản gồm nhang thơm, hương liệu, các loại rễ cây… Đốt tất cả trong một cái siêu đất để khói tỏa quanh nhà. Đồng thời cũng cần mở hết cửa trong nhà để không khí được lưu thông.
Cúng thổ địa thần linh
Câu trả lời tiếp theo cho câu hỏi về nhà mới nên làm gì để may mắn đó chính là cúng thổ địa, thần tài. Đây chính là hai vị thần đem lại tài lộc và may mắn cho mỗi gia đình.
Để cúng thổ địa thần linh, bạn cần chuẩn bị mâm cúng gồm trái cây, thắp hương khấn vái thần tài, thổ địa để cầu mong cho gia đình bình an, khỏe mạnh. Cách cúng vào nhà mới bạn có thể tham khảo thêm ở những thầy cúng phong thủy hoặc ở địa điểm linh thiêng nơi bạn đang sống nhé!
Nổi lửa phát sinh khí
Theo một nhân viên nhiều năm kinh nghiệm làm chuyển nhà trọn gói thì việc tiếp theo bạn cần lưu ý khi chuyển nhà mới mà bạn cần phải thực hiện ngay lập tức, chính là nổi lửa nấu nướng. Đơn giản nhất và cũng dễ thực hiện nhất là bắc một ấm nước lên bếp đun sôi. Đồng thời mở vòi cho nước chảy thể hiện yếu tố “phong sinh thủy khởi”. Mang hàm ý mọi chuyện được bắt đầu thật thuận lợi.
Một trong những lưu ý khi chuyển nhà chính là nên mang gì vào nhà đầu tiên? Hai món đồ chiếu và bếp là hai thứ cần được chuyển vào nhà trước tiên. Việc này có ý nghĩa giữ lại những đầm ấm, hạnh phúc cũ trong khởi đầu cuộc sống mới. Có những quan điểm không nên mang bếp gas, bếp điện mà cần dùng bếp lửa. Nhưng điều đó đã không còn phù hợp trong tình hình hiện đại ngày nay nữa.
Tạo không khí thoải mái
Khi vừa chuyển vào nhà mới, bạn nên tạo không khí vui vẻ, tích cực để tăng nguồn năng lượng cho gia đình. Mọi người nên nói những câu may mắn khi vào nhà mới. Đặc biệt, gia chủ cũng phải cần niềm nở,, vui vẻ. Tuyệt đối không được tức giận, chửi mắng, đánh con trẻ vào ngày này.
Thắp đèn sáng ba đêm đầu tiên
Đêm đầu tiên khi chuyển vào nhà mới thì bạn nên bật tất cả các đèn trong nhà thâu đêm đến hôm sau. Ngụ ý chính là giúp khí trong nhà vượng không tắt. Tốt nhất là nên để tất cả đèn sáng thâu đêm trong ba đêm đầu tiên khi vừa chuyển đến nhà mới.
Một lưu ý nữa chính là đêm đầu tiên ngủ trong nhà mới, gia chủ cần nằm xuống vài phút sau đó nên dậy một lúc làm việc gì đấy rồi mới tiếp tục đi ngủ. Việc làm này nhằm biểu thị việc đi ngủ rồi sẽ lại trở dậy.
Kiểm tra công tắc điện, van nước
Trước khi chuyển vào nhà mới, bạn nên kiểm tra những tiện ích trong nhà như hệ thống điện và nước. Điều này sẽ giúp bạn đảm bảo ngôi nhà bạn được sáng sủa. Cũng như chủ động nguồn nước sinh hoạt. Bên cạnh đó, bạn cũng cần cân nhắc việc lắp đặt các tiện ích khác như internet, điện thoại và nhiều dịch vụ khác.
Dọn phòng ngủ, nhà tắm trước tiên
Phòng ngủ và nhà tắm là không gian quan trọng nhất trong nhà. Vì thế, bạn hãy lau dọn và sắm sửa những đồ bạn đã chuẩn bị sẵn cho hai căn phòng này trước. Việc chuyển nhà sẽ rất vất vả vì vậy bạn sẽ cần một nơi để nghỉ ngơi, lấy lại sức. Nên bạn hãy thu dọn giường ngủ đầu tiên.
Hơn thế nữa, bạn cũng cần tắm rửa để cơ thể được sảng khoái, thoải mái đồng thời cũng đảm bảo vệ sinh cá nhân cho từng thành viên. Vì thế, bạn hãy dọn dẹp phòng tắm và đưa các đồ vật, phụ kiện. Như áo tắm, khăn rửa mặt cùng những đồ vệ sinh cá nhân khác để tiện sử dụng.
Lập kế hoạch dọn dẹp nhà
Vì khi chuyển nhà sẽ có rất nhiều công việc bạn cần làm. Nên bạn cần sắp xếp thời gian một cách hợp lý để hoàn thành được tất cả công việc.
Trước tiên, bạn hãy liệt kê những công việc cần thực hiện trong thời gian tới. Ghi lại những việc nào cần được ưu tiên làm trước, những việc nào có thể làm sau. Việc làm này sẽ giúp bạn làm xong mọi việc một cách thoải mái và ít gặp rắc rối nhất. Để nhanh chóng ổn định cuộc sống ở nhà mới.
Kiểm tra đồ đạc trong nhà
Khi dọn sang nhà mới, bạn cũng cần kiểm tra kỹ từng phòng để phát hiện và sớm và khắc phục hư hỏng nếu có, nhất là hệ thống điện, nước, lửa.
Bạn cần chắc chắn đường ống dẫn nước không bị rò rỉ, vòi nước không nhỏ giọt, xả bồn cầu bình thường. Một mẹo nhỏ giúp bạn phát hiện điều này. Chính là hãy kiểm tra chỉ số đồng hồ nước. Cần kiểm tra khi bắt đầu và kết thúc trong khoảng vài giờ khi không sử dụng nước. Nếu chỉ số này thay đổi thì chắc chắn hệ thống nước của nhà bạn đang bị rò rỉ ở đâu đó.
Ghi nhớ vị trí cầu chì, áp-tô-mát
Bạn cần biết chắc chắn hộp cầu chì, áp-tô-mát và van nước chính nằm ở đâu. Để khi xảy ra các sự cố khẩn cấp bạn sẽ nhanh chóng ngắt điện, khóa van nước để đảm bảo an toàn. Hơn thế nữa nữa, bạn cũng cần biết cầu dao tổng ở đâu. Nếu không nhớ được, bạn hãy dán nhãn chú thích cho từng bộ ngắt mạch.
Tương tự, bạn hãy kiểm tra hoạt động của van nước chính có hoạt động bình thường không. Bạn có thể kiểm tra bằng cách khóa van và xem nước có tiếp tục chảy nữa không. Nếu có thì hãy gọi thợ để sửa chữa hoặc thay thế.
Đổi chìa khóa cửa chính
Tất cả các khóa cửa, nhất là cửa chính đều cần được thay thế khi bạn chuyển sang nhà mới. Để chắc chắn chỉ có bạn và những người trong gia đình mới vào được nhà. Ngoài ra, bạn cũng cần kiểm tra hệ thống cửa sổ có thể đóng chặt được không.
Để đảm bảo an toàn tuyệt đối, bạn cũng nên lắp đặt đầu báo khói cho mỗi phòng. Mỗi tầng của căn nhà đều cần được trang bị ít nhất một bình chữa cháy cũng như bộ dụng cụ sơ cứu. Bạn cũng cần lên kế hoạch thoát hiểm ra khỏi nhà và hướng dẫn cho các thành viên trong gia đình để đề phòng trường hợp khẩn cấp.
Nối điện cho thiết bị
Khi mới chuyển nhà, những thiết bị như tủ lạnh, máy giặt hay máy rửa bát cũng cần chuyển theo cùng. Bạn hãy sắp xếp khu vực để sắp xếp và kết nối với nguồn điện.
Trong số những thiết bị trên thì tủ lạnh là đồ dễ có hỏng hóc nhất. Sau khi dời tủ lạnh đến nhà mới, bạn cần phải giữ yên tủ lạnh trong khoảng ba tiếng. Sau đó mới kết nối điện để tủ lạnh hoạt động.
Tổng vệ sinh nhà cửa
Chuyển nhà và sắp xếp đồ chắc chắn sẽ khiến cho ngôi nhà mới của bạn có không ít rác và bụi bẩn. Vì thế, bạn cũng nên chú ý dọn sạch và lau dọn ngôi nhà của mình để đảm bảo có một không gian sạch sẽ, mát mẻ và thoáng mát nhất. Những đồ nội thất cũng cần được sắp xếp một cách gọn gàng.
Những kiêng kị khi chuyển nhà
Chuyển nhà vào ngày xấu
Ngày chuyển nhà không tốt được cho là ngày khắc tuổi chủ nhà, ngày Tam Nương (mùng 3, 7, 13, 18, 22, 27 âm lịch), ngày Dương công kỵ Nhật (mùng 5, 14, 23 âm lịch), ngày mùng 1 và ngày rằm 15 cũng bị hạn chế khi thực hiện việc nhập trạch.
Tuy nhiên, nếu loại trừ hết các ngày kỵ kể trên thì lại rất khó để bạn sắp xếp thời gian. Do đó cũng không nên quá khắt khe trong việc chọn ngày nhập trạch. Bạn chỉ cần chọn được một ngày tương đối tốt là có thể chuyển nhà. Miễn sao phù hợp với lịch trình và luôn cẩn thận là được.
Chuyển nhà vào ban đêm
Thời điểm chuyển nhà tốt nhất là vào buổi sáng, và nên hoàn thành ngay trong ngày. Thời gian thích hợp nhất là từ 6 giờ sáng đến 18 giờ chiều. Bởi vì theo quan niệm dân gian, chuyển nhà vào ban đêm sẽ không tốt cho vận khí của gia đình. Nên nhiều người thường tránh không chọn thời gian này.
Bên cạnh đó, nếu chuyển nhà quá khuya thì mọi người thường buồn ngủ, uể oải sau một ngày vất vả. Vì vậy sẽ dễ làm mất, hư hỏng đồ đạc. Và nếu có sự cố gì xảy ra cũng khó xử lý hơn.
Tuy nhiên, nếu công việc của bạn quá bận rộn, cũng không có nhiều thời gian. Thì cũng có thể cân nhắc chuyển nhà buổi tối, nhưng cần thực hiện trước 12h đêm. Và phải thật cẩn thận, chú tâm giám sát đồ đạc.
Không tạo sinh khí cho nhà mới
Một trong những lưu ý khi chuyển nhà chính là bạn cần đốt đèn sáng vào buổi tối, nấu nướng, thắp hương, sinh hoạt trong nhà mới. Làm vậy để tạo thêm sinh khí cho ngôi nhà, không được để nhà hiu quạnh. Đặc biệt, các gia đình không nên “bỏ mặc” nhà mới. Bạn cần thường xuyên ghé qua dọn dẹp, có thể chuyển đồ trước khi nhập trạch.
Lưu ý, bếp nấu trong ngày đầu tiên nên ưu tiên bếp có lửa (bếp gas). Không nên dùng bếp điện. Vì dân gian cho rằng bếp điện có tinh mà không có tướng (có nhiệt nhưng không có lửa), không thể sưởi ấm căn bếp. Bạn có thể mượn hoặc mua tạm bếp ga mini hay bếp lửa để dùng trong thời gian này.
Chuyển nhà khi mang thai
Theo quan niệm dân gian, bà bầu cần kiêng về nhà mới cũng là một lưu ý khi chuyển nhà. Hoặc chuyển nhà khi đang mang thai là không tốt vì sẽ phạm kỵ thần thai. Tuy nhiên, theo tìm hiểm của Đồng phục Đại Phát, bà bầu hoàn toàn có thể tham gia chuyển nhà cùng với gia đình, chỉ cần cẩn thận là được.
Tóm lại, tùy theo quan niệm tâm linh của bạn mà có kiêng bà bầu chuyển nhà hay không. Nhưng nếu bạn muốn yên tâm thì có thể để phụ nữ có thai ở nhờ nhà người thân. Khi nào chuyển nhà xong thì đón về nhà mới.
Người tuổi Dần chuyển nhà
Tại sao tuổi Dần không được phụ dọn nhà hay dọn nhà? Quan điểm “Rước hổ vào nhà” là điều không may mắn. Chính vì quan niệm này mà nhiều gia đình kiêng không để người tuổi Dần tham gia dọn nhà. Lưu ý khi chuyển nhà này nhằm tránh những chuyện không may xảy đến cho gia đình về sau.
Nhưng nếu trong nhà có người tuổi Dần. Bạn hãy khéo léo chuyển hướng họ làm công việc khác, không xuất hiện trong thời gian làm lễ nhập trạch. Nhưng nếu gia chủ là người tuổi Dần thì có thể mượn tuổi người thân khác trong nhà làm lễ thay mình.
Làm vỡ đồ
Chính vì quan niệm “Đầu xuôi đuôi lọt” này mà mọi hoạt động trong ngày đầu tiên chuyển nhà đều được mọi người cực kỳ cẩn thận. Bạn cần phải cực kỳ lưu ý khi chuyển nhà trước khi nhập trạch. Vì nếu để rơi vỡ đồ đạc sẽ bị cho không may, dễ gặp rắc rối, đổ vỡ các mối quan hệ sau này.
Gây gổ cãi vã, nói tục
Ngoài thủ tục chọn ngày làm lễ nhập trạch. Muốn cho gia đình hòa thuận, vạn sự hưng thịnh thì ngày chuyển vào nhà mới không nên cãi vã. Bởi vì những hành động này tượng trưng cho mối bất hòa trong gia đình ở nhà mới.
Nói tục chửi tục, nói những điều lưu ý khi chuyển nhà cần tránh. Trong ngày này cần luôn giữ tinh thần được vui vẻ thoải mái, nói những điều tốt lành.
Vậy nên, tốt nhất không tổ chức ăn uống nhậu nhẹt khi vừa mới chuyển nhà. Vì dù có chọn ngày mới để dọn nhà nhưng lời qua tiếng lại cũng dễ phát sinh mâu thuẫn.
Kể cả nhà có trẻ nhỏ cũng cần phải lưu ý. Vì trẻ con quấy phá dễ khiến bạn bực bội. Nên nếu có thể hãy gửi con ở nhà trẻ hoặc nhà người thân.
Không đem gì khi dọn đến nhà mới
Một điều lưu ý khi chuyển nhà nữa chính là đi tay không vào nhà lúc vào tới nhà mới. Bởi theo phong thủy, đó là biểu tượng của sự thiếu thốn, nghèo nàn, không có của cải. Thế nên bạn phải liệt kê những vật dụng cần mua trước khi về nhà mới. Sau đó, mọi người trong gia đình hãy mang theo một thứ gì đó may mắn khi bước vào nhà lúc làm lễ nhập trạch.
Vật đầu tiên nên mang đến nhà mới gồm: chiếu đang sử dụng, bếp lửa, tiền vàng. Những đồ dùng quan trọng liên quan đến chuyện tâm linh như bát hương, bài vị tổ tiên, tượng thần tài… Cũng nên do chính gia chủ tự tay mang tới nhà mới.
Đem chổi cũ, đồ cũ đến nhà mới
Chổi quét nhà, lau nhà sau một thời gian dùng để dọn dẹp ở nhà cũ được cho rằng là nơi chứa những rắc rối, bụi bẩn và điều xui rủi, không may. Do đó mà việc mang chổi cũ về nhà mới bị cấm kỵ và là một trong những điều lưu ý khi chuyển nhà bạn cần lưu tâm nhất.
Những đồ vật cũ kỹ, hỏng hóc cũng được khuyên là nên bán hoặc vứt bỏ. Điều này không chỉ góp phần giảm bớt chi phí khi chuyển đồ. Vì vậy khi chuyển nhà nên mua chổi mới và các đồ dùng mới để tạo vận may mới cho cuộc sống.
Ngủ trưa
Và một lưu ý khi chuyển nhà ý người quan tâm chính là ngủ trưa trong nhà mới. Dù dọn nhà mệt mỏi nhưng bạn cũng không nên ngủ trưa trong nhà mới vào đúng ngày đầu tiên dọn sang nhà mới. Vì đó tượng trưng cho sự lười nhác và bệnh tật. Và những ngày sau đó, bạn có thể ngủ trưa và sinh hoạt bình thường.
Đón khách vào ngày nhập trạch
Bạn cần biết rằng ngày chuyển nhà mới với tiệc tân gia là hai ngày hoàn toàn khác nhau. Ngày nhập trạch thì chỉ nên có người thân trong nhà. Còn bạn bè khách khứa chỉ nên mời đến trong ngày lễ tân gia. Để không làm kinh động thần linh, tổ tiên.
Mong rằng những lưu ý khi chuyển nhà là những điều nên thực hiện khi nhập trạch. Mặc dù làm theo những lưu ý cho chuyển nhà sẽ giúp bạn cảm thấy an tâm hơn, biết các điều kiêng kỵ để phòng tránh. Nhưng nếu lỡ phạm phải những kiêng kỵ trên (đổ bể đồ, con khóc, chuyển nhà vào ban đêm, chuyển vào ngày không đẹp…). Thì bạn cũng đừng quá lo lắng mà làm cuộc sống chìm trong âu lo. Quan trọng là sau khi chuyển nhà xong, vợ chồng yêu thương lẫn nhau, cùng nỗ lực xây dựng mái ấm gia đình thì dữ cũng hóa lành. Đồng phục Đại Phát chúc cuộc sống của bạn trong ngôi nhà mới luôn tràn ngập những niềm vui và hạnh phúc!